TIN TỨC - SỰ KIỆN

Anh Hải người lưu giữ nghề làm bún truyền thống ở Cổ Đô
Ngày đăng 04/05/2024 | 08:08  | Lượt xem: 60

Nói về đặc sản của xứ Đoài trước đây trong dân gian vẫn truyền tụng câu ca dao “Bún Cổ Đô - Ngô Kiều Mộc” hay “Bún tiến Vua” với một niềm tự hào. Theo các cụ cao niên trong làng Cổ Đô xã Cổ Đô kể lại, thời điểm bún Cổ Đô phát triển mạnh nhất là vào khoảng 30 - 40 năm trước đây. Ngày ấy, cả làng đều làm bún. Bún được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công, từ khâu chọn gạo đến vắt bún.

Anh Hải lưu giữ nghề làm bún và tạo việc làm cho lao động địa phương

Một trong những người còn lưu giữ và phát triển nghề Bún Cổ Đô đến hôm nay là gia đình anh Trần Hải ở Đội 1 thôn Cổ Đô xã Cổ Đô. Sinh ra và lớn lên từ làng nghề bún truyền thống Cổ Đô, trăn trở trước sự mai một nghề trong xu thế phát triển của thời đại kinh tế thị trường, bằng những cách làm và lối đi riêng, anh Trần Hải sau quá trình công tác ở nhiều nơi, năm 2012, anh Hải đã quyết định làm bún, nhằm tìm cách lưu giữ, tiếp nối nghề truyền thống của cha ông. Với lợi thế là có sẵn nghề truyền thống và nhiều người ở quê Cổ Đô đã nắm bắt được cách làm bún nên đã tạo thuận lợi cho anh Hải sản xuất bún sạch ở Cổ Đô.  Công thức làm bún thì được truyền nghề từ gia đình, việc còn lại là anh Hải chỉ cần áp dụng phương thức sản xuất mới, cùng dây chuyền hiện đại để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu công lao động. Quan trọng nữa là sản phẩm làm ra phải đảm bảo an toàn và được người tiêu dùng chọn lựa.

 Để có được sợi bún mềm, có vị chua, thơm, dẻo và được khách hàng ưu chuộng đến hôm nay, anh Hải đã luôn cố gắng thực hiện đúng các khâu làm bún. Từ chọn gạo như gạo Khang Dân, Q5... Để sợi bún làm ra đảm bảo sạch, có độ dai, ngon, chất lượng, cơ sở thực hiện hiện đúng quy trình gồm: ngâm gạo, nghiền ướt, ủ lên men, ép nước chua, nhào trộn, ép đùn, luộc làm chín sợi bún. Anh Hải cho biết: quy trình sản xuất bún khâu nào cũng quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là phần ép nước chua - công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất bún truyền thống vì giai đoạn này rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bún và khả năng bảo quản sau này. Bún có để được lâu hay không một phần dựa vào hiệu quả của quá trình này.Trung bình mỗi ngày gia đình anh làm khoảng 1,5 tạ bún trở lên, tạo việc làm cho khoảng 5 lao động.

Sử dụng bún Cổ Đô của gia đình anh Hải nhiều năm, chị Trần Phương ở xã Phong Vân chia sẻ cảm nhận “Bún Cổ Đô ngon lắm, gia đình anh Hải còn lưu giữ nghề làm bún, vì vậy mà tôi được ăn, uống, cảm nhận vị riêng, thơm, ngon”.

Chị Nguyễn Hoài Phương ở xã Cổ Đô cũng cho biết “Gia đình tôi thường xuyên ăn bún của gia đình anh Hải và nhiều khi còn mua về làm quà cho anh em bạn bè ở xa”.

Những sản phẩm bún của gia đình anh Hải

Hiện nay bún của gia đình anh Hải cung cấp là bún con, bún rối và bún cối, thật sự là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình trong và ngoài xã. Sản phẩm bún truyền thống có thương hiệu và được người tiêu dùng đón nhận thì bản thân người giữ lửa phải có cái tâm, giữ gìn và đổi mới phù hợp. Có như vậy, những hương vị từ sợi bún truyền thống của gia đình sẽ được lưu truyền và gìn giữ mãi đến đời sau.

Hồng Đạt

TIN TỨC DU LỊCH - LỄ HỘI

Hiển thị thời tiêt

Hà Nội
Hải Phòng
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh
Về đầu trang